Phiên Satsuma
Phiên Kagoshima (1869–1871)鹿児島藩 Phiên Satsuma (1602–1869)薩摩藩 | ||||||
Hệ thống các phiên của Nhật Bản | ||||||
| ||||||
| ||||||
Thời kỳ rộng lớn nhất của phiên Satsuma trong Thời kỳ Chiến Quốc, 1586 | ||||||
Thủ đô | Thành Kagoshima | |||||
Daimyō | ||||||
- | 1602–1638 | Shimazu Iehisa | ||||
- | 1858–1871 | Shimazu Tadayoshi | ||||
Thời kỳ lịch sử | Thời kỳ Edo | |||||
- | Thành lập | 1602 | ||||
- | Phế phiên, lập huyện | 1871 | ||||
Hiện nay là một phần của | Toàn bộ: Kagoshima Kumamoto Miyazaki Một phần: Fukuoka Ōita |
Phiên Satsuma (薩摩藩 (Tát Ma phiên) Satsuma-han) là một phiên của Mạc phủ Tokugawa trong thời kỳ Edo từ năm 1602 đến năm 1871. Phiên Satsuma sở hữu hai tỉnh là Satsuma, Ōsumi, hầu hết các quận và huyện của tỉnh Hyūga (toàn bộ tỉnh Kagoshima ngày nay và phần phía tây nam của tỉnh Miyazaki) và Vương quốc Lưu Cầu (tỉnh Okinawa ngày nay).[1]
Tổng quan
[sửa | sửa mã nguồn]Lãnh chúa Tozama đặt thủ phủ ở Thành Kagoshima trong thời Edo. Những Daimyō của gia tộc Shimazu đã cai trị phiên này kể từ thời kỳ Kamakura. Phiên Satsuma là tên phổ biến và tên chính thức là Lãnh địa Kagoshima (鹿児島領 (Lộc Nhi Đảo lãnh) Kagoshima-ryō). Sau khi cuộc cải cách Hanseki hōkan được tiến hành, nó được đổi tên thành Phiên Kagoshima (鹿児島藩 (Lộc Nhi Đảo phiên) Kagoshima-han), nắm giữ 729.000 Thạch lúa gạo,[2] nếu tính luôn Lưu Cầu thì năng suất lúa là 900.000 Thạch (giá trị cao nhất của thóc và gạo lứt thực tế là khoảng một nửa) khiến nó trở thành phiên lớn thứ hai sau Phiên Kaga.
Các cấp bậc của các gia tộc trực thuộc phiên Satsuma đã được thiết lập vào năm Chính Đức thứ nhất, bao gồm Ngự Nhất Môn (御一門 Go ichimon), Nhất Sở Trì (一所持 Issho moji), Nhất Sở Trì Cách (一所持格 Isshomochikaku), Kí Hợp (寄合 Yoriai) và Kí Hợp Tịnh (寄合並 Yoriai nami), trong cẩm nang Sanshu Goji, địa vị gia đình này được gọi là Karoyo (家老与), đây là tầng lớp samurai thượng lưu và có thể bổ nhiệm một Karo, vị trí cấp cao nhất trong số các người hầu của một gia đình samurai, tuy nhiên, địa vị gia đình của Yoriai Nami chỉ tồn tại một thế hệ nên có sự thay đổi nhanh chóng, Vô Cách (無格 Mu kaku) (2 gia đình), Tiểu Phiên (小番 Koban), Tân Phiên (新番 Shin ban), Ngự Tiểu Tính Dự (御小姓与 Okoshōyo), đây là lính canh của lâu đài, Dự Lực (与力 Yoriki) nghĩa là người trợ giúp hoặc trợ lý, nó được chia thành 10 gia đình.
Là một trong những phiên mạnh nhất thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản, và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc Minh Trị Duy Tân và trong chính phủ của thời Minh Trị sau đó. Trong cuộc chiến tranh Mậu Thìn, bất chấp vụ bắn phá Kagoshima, phiên Satsuma trở nên thân thiết với nước Anh hơn và theo đuổi việc hiện đại hóa lục quân và hải quân nhờ sự trợ giúp của họ[3]. Nhà buôn người Scotland là Thomas Blake Glover bán một số lượng lớn tàu chiến và súng ống cho các tỉnh miền Nam[4]. Các chuyên gia quân sự Anh và Hoa Kỳ, thường là các cựu sĩ quan, có thể đã trực tiếp tham gia các trận đánh[5]. Đại sứ Anh Harry Smith Parkes ủng hộ quân đội chống Shōgun trong nỗ lực lập nên một Đế triều hợp pháp và thống nhất Nhật Bản, và để chống lại ảnh hưởng của người Pháp với Mạc phủ. Trong thời kỳ đó, các lãnh đạo phía Nam Nhật Bản như Saigō Takamori ở Satsuma, hay Itō Hirobumi và Inoue Kaoru ở Chōshū luôn chú tâm đến quan hệ cá nhân với các nhà ngoại giao Anh, đáng chú ý có Ernest Mason Satow[6]. Sau chiến thắng, chính quyền mới bắt đầu bằng việc thống nhất đất nước dưới một quyền lực duy nhất, hợp pháp và vững mạnh của triều đình. Hoàng cung được chuyển từ Kyoto đến Tōkyō cuối năm 1868. Quyền lực chính trị và quân sự của các phiên (han) bị bãi bỏ hoàn toàn, và các phiên sớm được đổi thành các tỉnh, với thống đốc được Thiên hoàng bổ nhiệm. Một cải cách lớn là việc hủy bỏ và truất hữu có hiệu quả tầng lớp samurai, cho phép rất nhiều các samurai chuyển sang các vị trí hành chính hay kinh doanh, nhưng đẩy rất nhiều người khác vào cảnh nghèo khó.[7] Các phiên phía Nam như Satsuma, Chōshū và Tosa, vốn giữ vai trò quyết định trong chiến thắng, chiếm giữ hầu hết các vị trí trọng yếu trong triều vài thập kỷ sau cuộc chiến, một tình thế đôi khi được gọi là "Chính thể đầu sỏ thời Minh Trị" và được chính thức hóa bằng việc thành lập Viện nguyên lão (genrō).[8]
Lãnh thổ vào cuối thời Edo
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
- Vương quốc Lưu Cầu: bao gồm quần đảo Yểm Mỹ, nơi đã bị sáp nhập vào lãnh thổ của phiên Satsuma sau cuộc xâm lược Lưu Cầu, trong suốt thời Edo, quần đảo Yểm Mỹ được coi là thuộc quyền quản lý của vương quốc Lưu Cầu, nhưng vương quốc Lưu Cầu nằm dưới sự kiểm soát của phiên Satsuma. Sau cuộc Minh Trị Duy tân, quần đảo Yểm Mỹ từng thuộc quyền quản lý của phiên Satsuma được hợp nhất vào huyện Ōshima khi được thành lập vào năm 1879 (năm Minh Trị thứ 12) thuộc tỉnh Ōsumi.
Ngoài những điều trên, sau thời Minh Trị Duy tân, phiên Satsuma có quyền tài phán đối với quận Urakawa và quận Samani của tỉnh Hidaka, quận Hiroo, quận Tōen và quận Kasai của tỉnh Tokachi, nhưng quận Tōen sau đó được chuyển quyền cho gia đình Tayasu Tokugawa và quận Kasai được chuyển cho gia đình Hitotsubashi Tokugawa.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Danh sách phiên Nhật Bản
- Phế phiên, lập huyện
- Bảo tàng Minh Trị Duy tân
- Minh Trị Duy Tân
- Gia tộc Shimazu
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tuy nhiên, Quần đảo Amami nằm dưới sự kiểm soát của Vương quốc Lưu Cầu trước cuộc xâm lược Lưu Cầu. Sau cuộc xâm lược Lưu Cầu, phiên Satsuma trực tiếp cai trị nhưng trên danh nghĩa nó là một phần của Vương quốc Lưu Cầu.
- ^ Phiên Satsuma (kotobank)
- ^ Hagiwara, trang 34–5
- ^ Cho đến đầu năm 1865, Thomas Blake Glover bán 7.500 khẩu Minié rifle cho phiên Chōshū, cho phép họ có thể hiện đại hóa toàn bộ quân đội. Nakaoka Shintaro vài tháng sau bình luận rằng "theo mọi cách quân đội của các phiên đã được cải tổ; chỉ các đại đội súng trường và đại bác mới được tồn tại, ngoài ra còn có súng trường Minies, khóa nòng đại bác có giáp bảo vệ" (Brown)
- ^ Đây là lời khẳng định của Jules Brunet trong một bức thư cho Hoàng đế Napoléon III của Pháp: "Tôi phải lưu ý Hoàng đế về sự hiện diện của rất nhiều sĩ quan Anh Mỹ, đã nghỉ hưu hay vẫn tại nhiệm, trong đội quân [của các daimyō phía Nam] vốn đối nghịch với các lợi ích của người Pháp. Sự hiện diện của các chỉ huy Tây phương trong hàng ngũ quân thù về khía cạnh chính trị có thể gây nguy hiểm đối với thắng lợi của tôi, nhưng không ai có thể ngăn cản thần báo cáo từ chiến dịch này thông tin cho Hoàng thượng một cách không nề hà." Trích dẫn gốc (tiếng Pháp): "Je dois signaler à l'Empereur la présence de nombreux officers américains et anglais, hors cadre et en congé, dans ce parti hostile aux intérêts français. La présence de ces chefs occidentaux chez nos adversaires peut m'empêcher peut-être de réussir au point de vue politique, mais nul ne pourra m'empêcher de rapporter de cette campagne des renseignements que Votre Majesté trouvera sans doute intéressants." Polak, trang 81. Ví dụ, Thiếu úy Horse được cho rằng là người huấn luyện sử dụng súng cho phiên Saga dưới thời Mạc mạt ("Togo Heiachiro", 17)
- ^ Những cuộc gặp gỡ này được thể hiện trong cuốn sách năm 1869 của Satow A Diplomat in Japan, nơi ông miêu tả Saigō là người có "đôi mắt tỏa rạng như một viên kim cương đen"
- ^ Phần lớn các sự phân biệt hợp pháp giữa tầng lớp samurai và các tầng lớp thường dân khác sớm bị dỡ bỏ, và lượng gạo truyền thống vẫn trả cho các samurai ban đầu được chuyển thành lương bằng tiền, rồi sau đó thành trái phiếu triều đình (Gordon, trang 64–65).
- ^ ví dụ như Saigō Takamori, Okubo Toshimichi, và Tōgō Heihachirō đều đến từ phiên Satsuma. Trích từ Togo Heihachiro in images: Illustrated Meiji Navy